Tư vấn mở xưởng in lụa dưới 5 triệu đồng

Thứ ba - 05/07/2016 16:15
Nhiều bạn hỏi chúng tôi về tư vấn mở xưởng in lụa cần đầu tư chi phí bao nhiêu. Dưới đây danh sách các loại vật tư in lụa cần thiết giúp bạn mở xưởng chưa tới 5 triệu đồng
Những vật tư in lưới, phục vụ cho công việc in ấn bao gồm:

1. Khung lụa  - lưới: ( 100K )
Nên mua loại khung bằng nhôm (đừng tiếc tiền, vì loại này phải căng lụa bằng máy, dán keo --> độ căng của lụa rất tốt, sợi lụa ngay ngắn (sẽ nói về độ căng lụa sau) và lụa lâu bị trùng). Lưu ý khi mua: để khung lụa lên mặt bàn kiếng - mặt căng lụa, nếu bị cập kê thì không được, nhờ người bán chỉnh lại vuông góc, phẳng - điều này rất quan trọng.
Tuy nhiên với khung nhôm thì chi phí thường cao hơn khung gỗ gấp 3 4 lần. Ví dụ khung gỗ khổ 30 x 60 bạn mua hết 45k thì khung nhôm cùng khổ hết tầm 150K đến 200K.
Với số vốn nhỏ hạn chế CongdongIn.Com khuyên bạn nên dùng khung gỗ từ khổ 30 x 40 đến khổ 40 x 60 là phù hợp chi phí đầu tư thấp, cộng với lưới in thì cả khung và lưới bạn cần chi là 100.000 VNĐ.

2. Loại lụa  - lưới: ( Trung bình 150k / m )
Mua loại lụa 180 sợi/cm (~460sợi/inch) màu trắng (nếu thích lụa màu cũng được, nhưng chú ý nên chọn màu vàng )
Nguyên nhân vì sao nên sử dụng lưới vàng ? Lưới vàng in lụa có độ bền cao, phù hợp in ấn với cả những sản phẩm có chi tiết nhỏ, giá thành lại không quá đắt. Đặc biệt lưới vàng cho độ bắt sáng tốt, dùng lưới vào sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu in ấn của các bạn.
Để có lưới in lụa giá tốt CongdongIn.com khuyên bạn nên tham khảo địa chỉ 30 Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội hoặc liên hệ số 0985 74 8369 gặp Mr Hùng để có lưới chính hãng, đúng giá đúng chất lượng.
Nếu in áo bạn sử dụng lưới mắt thưa chi phí tầm 50k in nhựa túi, mika, kim loại thủy tinh cần lưới mắt dày với chi phí cho lưới từ 150.000 đến 250.000

3. Bàn in lụa – lưới: ( 900K )
Mua loại có bản lề lò xo hoặc loại có cục cân đối trọng, để khung lụa tự bật lên khi bỏ tay ra - đồng thời cũng có thể thay đổi chiều cao (khoảng cách) so với mặt bàn in, loại này hơi nhiều tiền khoảng 800.000 - 950.000/cái. 
Ngoài ra trên thị trường hiện nay có loại bàn in nhập khẩu chính hãng giá tốt - Tham khảo tại Mucinlua.com tuy nhiên Congdongin.com khuyên bạn nên đầu tư khoảng 900.000 cho một bàn in khổ A4 là chấp nhận được.

4. Dao gạt mực (dao mực) : ( 350K )
Mua loại cao su tốt cán nhôm (đừng mua loại cao su màu đen của VN), độ dài sao cho phù hợp với kích thước khung nhôm. Nếu in danh thiếp thì mua dao gạt mực dài 15cm. (chiếu dài của dao gạt mực phải luôn lớn hơn khích thước sản phẩm in). (loại 15cm khoảng 70.000)
Chi phí dầu tư cho dao gạt mực không cao tuy nhiên bạn sẽ cần in ấn nhiều lần với nhiều khuôn khác nhau chúng tôi khuyên bạn nên mua 1m dao gạt và cắt ra theo nhu cầu thì giá thành rẻ. Nếu như 20 Cm dao gạt mực 100.000 thì mua hàng nhập khẩu dao gạt với chất lượng gỗ tốt nhẹ tại 30 Tân Mai - 1m dao gạt nhập khẩu chỉ 350.000 VNĐ - Liên hệ Mr Hùng 0985 748 369 để đặt hàng. 

5. Máng tráng keo:  ( 200K )
Mua loại máng tráng keo chuyên dụng, bằng nhôm (bằng inox càng tốt - nhưng mắc lắm, khoảng 200.000/1,5 tấc), chiều dài khoảng 20cm (có nhiều kích cỡ). nếu chưa bao giờ tráng keo bằng thước đo độ thì cũng đừng bao giờ tập nhé, chỉ nên tập tráng keo bằng máng tráng keo chuyên dụng thôi, nếu làm tốt, sẽ có màng keo đều và đồng nhất.
- Cộng đồng In khuyên bạn nên sử dụng máng lên keo chính hãng có hai đầu đỡ rất thuận tiện không bị lan keo ra ngoài loại này được nhập khẩu chính hãng các bạn có thể liên hệ Ms Loan 0976 249 627 để có máng lên keo giá tốt.
 
6. Bàn chụp lụa: ( 0k )
Riêng cái này khỏi mua cũng được. (Lấy cái ghế gỗ 4 chân quay ngược lại, đặt lên trên tấm kính 5mm có kích thước rộng hơn khung lụa cần chụp, đặt dưới chấn song của ghế gỗ 2 đèn neon 60 tấc - hihi, vậy là có bàn chụp lụa). Nói vậy thôi, chứ đã làm thì nên đầu tư thỏa đáng (tiền nào của đó mà), thường thì chỗ bán sẽ có luôn bàn chụp lụa bằng gỗ, dùng đèn neon 6 tấc hoặc 1.2 tấc, loại 4 bóng neon 6 tấc là phù hợp khi làm tại gia. (nếu là ở xí nghiệp thì sẽ mua bàn chụp hút chân không - giống như là contact phim quang cơ đó - đầu tư cái này thì hết xảy, cực kỳ chính xác và ổn định). Có thể bàn chụp lụa bằng gỗ có kèm theo bản lề để in lụa luôn (tùy bạn vậy - nhưng theo mình thì không nên).
- Tuy nhiên vì chi phí cho máy chụp bản là tương đối lớn nên bạn có thể tự học cách chụp bản in lụa thủ công rồi thực hành chụp bản, làm nhiều lần sẽ quen và sẽ có kinh nghiệm. Hoặc có thể liên hệ đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ chụp bản in lụa để chụp bản cho chất lượng tốt nhất. Cộng đồng In giới thiệu bạn một đơn vị như vậy tại Hà Nội bạn đến số 30 Tân Mai - Hoàng Mai - Hà Nội gặp Mr Huyên nhé 0966 63 1717 

7. Các vật tư khác: ( 200K )
Về dụng cụ, vậy làm tạm được, còn các thứ linh tinh như dao rọc giấy, kéo, băng keo, bông gòn thì mua tùy thích nhé. Riêng băng keo thì mua băng keo decal là tiện nhất (nhưng mắc tiền), loại băng keo decal khi lột ra thì không dính chất keo lại trên bề mặt khung lụa.

Các loại hóa chất : 
8. Keo chụp bản : ( 300K )
Bao gồm : keo PVA, có 2 loại 205 (loại chụp chậm )và 217 (loại chụp nhanh), mua loại PVA 217 đã nấu sẵn, khoảng 45.000/lit + 1 lọ Bicromat đã pha nước sẵn - có quấn băng keo xung quanh để không lộ sáng (Bicoromat là chất nhạy sáng, ở dạng tinh thể, khi sử dụng thì pha thêm ít nước quậy cho tan hết là được).

9. Mực in lưới: ( < 500K )
Đặc điểm của in lụa có thể nói là bạ đâu in đó !!! Vì vậy, tùy loại vật liệu in mà phải có loại mực in phù hợp. Ban đầu thì mua mực in trên giấy thôi. Mực in trên giấy thì mua mực offset vậy, 100g các loại xanh dương (blue) đỏ cờ, vàng, đen và trắng đục (trắng đực thì mua nhiều hơn đi). Giá bao nhiêu thì còn tùy vào chất lượng của mực, thường thì 100g cũng không nhiều tiền.
Tuy nhiên nếu bắt đầu một cách chuyên nghiệp thì bạn nên chọn Mucinlua.com nơi chung cấp đầy đủ các loại mực in lụa trên mọi chất liệu, loại nào cũng có chất liệu nào cũng ok.
- Mực in trên giấy in thiệp cưới giá từ 250.000 đến 350.000 tùy mầu sắc
- Mực in trên kính thủy tinh kim loại giá rẻ là 350.000 / kg
- Mực in trên nhựa PP, PE, ABS giá từ 320.000 đến 500.000 / kg
- Mực in trên nylon từ 300.000 VNĐ / kg
Ngoài ra bạn có thể chọn thêm mực UV tuy nhiên là giá thành đầu tư ban đầu cao.

10. Kem in : ( 0đ )
Mực ofset thì đặc sệt, mua thêm kem in (kem in là loại dung môi pha thêm vào mực cho mực được loãng ra, dễ in hơn). Kem in rẻ lắm, mua luôn 3-4kg (nhưng đừng mua nhiều quá). Cái này không cần mua đâu vì đã mua mực in lụa ở trên rồi

11. Các chất tẩy khung: ( 150K)
Loại cũ
- dầu ông già: 1 lít
- thuốc tím: 1kg, mua thêm cái bình 1 lít, (để cho thuốc tím vào, pha với nước)
- axit oxalic: 1 kg
Loại mới
- Hóa chất đặc chủng riêng cho loại keo là Unalo 5 hoặc Unitrip ( rất tốt hiện nay)

12. Hóa chất khác: ( 450K )

Dung môi pha mực 3 lít là 450.000 dùng rất tốt, có nhiều loại dung môi pha mực như 783, 719, 718 nhanh khô, chậm khô, trung khô. Vừa dùng để pha mực vừa dùng để tẩy rửa bản in lưới.
Ngoài ra còn một số chất pha thêm như chất làm mau khô, chậm khô,.... từ từ hẳn mua tùy trường hợp

Như vậy là đầu tư chưa đến 5 triệu bạn đã có thể bắt đầu mở cho mình một xưởng in nhỏ và tham gia vào ngành in lụa rồi.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các kỹ thuật in lưới, pha mực in lụa, thực hành căng khung chụp bản ... các bạn có thể tham gia CongdongIn.com và giao lưu tại địa chỉ 
✔ Số 30 Tân Mai Hoàng Mai - Hà nội
✔ Điện thoại Mr Hùng 0985 74 8369 - Ms Loan 0976 249 627 - Mr Huyên 0966 63 1717
✔ Email: mucinlua@gmail.com - Congdongin@gmail.com
✔ Website: Mucinlua.com - Chuyên mực in lụa nhập khẩu chính hãng giá tốt nhất
✔ Nhận đặt hàng trên toàn quốc tư vấn 24/24 từ Congdongin.com
Chúc các bạn thành công.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục sản phẩm

Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,734
  • Tháng hiện tại88,952
  • Tổng lượt truy cập18,935,175

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây