Quy trình chi tiết làm mạch in bằng mực cảm quang

Thứ bảy - 28/10/2017 06:14
Làm mạch in có 2 phương pháp, có thể sử dụng keo cảm quang chống ăn mòn axit hoặc mực cảm quang in lưới. Dưới đây là phương pháp chụp bản từng chiếc bằng keo cảm quang.

Làm mạch in bằng mực cảm quang là cách chụp phim trực tiếp lên mặt board đồng sau khi mặt board đã được phủ mực cảm quang, những phần mực được tiếp xúc với ánh sáng sẽ bám chắc, phần mực không được chiếu sáng sẽ bị hòa tan trong dung dịch xút. Sau quá trình đó những đường mạch sẽ được hiện lên, tiếp đó ta đi ăn mòn trong dung dịch FeCl3.

Ưu nhược điểm khi làm mạch in bằng mực cảm quảng

  • Ưu điểm: Ở phương pháp này công đoạn không khó và không đòi hỏi nhiều về việc sử dụng kỹ thuật in lụa, khá tiết kiệm thời gian (thông thường mất khoảng 1 giờ tính cả thời gian ăn mòn) và đường mạch vô cùng sắc nét mà làm bằng tay và in lụa chưa chắc đạt được (thậm chí với những đường nhỏ như sợi tóc cũng có thể lên được). Phương pháp này thích hợp với việc làm số lượng ít tại nhà.
  • Nhược điểm: Phương pháp này cũng có nhược điểm do quy trình phải lặp lại với từng sản phẩm đơn lẻ lên nếu làm cùng một loại mạch với số lượng vài chục cái trở lên thì sẽ mất nhiều công hơn làm in lụa.

Làm mạch in bằng mực cảm quang

Vật tư chuẩn bị làm mạch in bằng mực cảm quang:

  • Board đồng – có thể mua ở Hàng Bông.
  • Mực cảm quang (màu xanh đen, mùi như mùi sơn) – Có thể mua tại 46 Hàng Chuối
  • Xút N2CO3 – Có thể mua ở Hàng Hòm
  • FeCl3 – Có thể mua tại Hàng Hòm hoặc Hàng Bông
  • Dung dịch Putin – Có thể mua ở Hàng Hòm
  • Máy in Laser – In tờ can
  • Bàn chụp UV – Sử dụng bàn chụp bóng metal

Quy trình làm mạch in bằng mực cảm quang

Bước 1: Phủ mực cảm quang (thường khoảng 5 phút)

Ở bước này ta rửa thật kỹ board đồng rồi phủ một lớp mực cảm quang lên bề mặt board đồng như sau:

  • Dùng ngón tay (có đeo găng tay) bôi mực lên board đồng sao cho thật đều và mỏng, cách này chỉ thích hợp với những mạch nhỏ.
  • Dùng khung lụa tráng lên board đồng, với khung lụa có mắt lưới 180 thì lớp mực được tráng lên sẽ vừa, cách này cũng có nhược điểm là phải mất công rửa khung.
  • Dùng dung dịch putin pha loãng mực rồi cho vào bình xịt (loại bình xịt ra dạng sương là được) để phủ mực lên board đồng. Nếu có máy nén khí + Spray Gun thì tốt hơn.

Lưu ý: Mực cảm quang loại này nhạy sáng với ánh sáng mặt trời, trong khi làm thì ta lên làm trong môi trường tối tránh ánh sáng.

Bước 2: Sấy khô (thường khoảng 5 phút)

Ở bước này sau khi phủ mực lên board đồng rồi, ta đem cất vào trong nhà chờ nó khô, tốt nhất là trong bóng tối. Nếu để tự khô thì sau khoảng 8 đến 10 giờ là được, còn nếu muốn nhanh hơn thì dùng máy sấy tóc sấy khoảng 5 phút, tuy nhiên không nên sấy quá kỹ vì sẽ chết mực. Trường hợp mực chưa được sấy khô thì chụp phim sẽ dễ hỏng.

Bước 3: Chụp phim (thường khoảng 5 phút)

Phim được chụp bằng đèn Metal. Bật khởi động đèn Metal trong 2 – 3 phút để đèn đạt được độ sáng cần thiết. Phim đen chụp là loại phim âm bản. Ta dùng 2 tấm kính để ép phim và mạch in. Với đèn Metal 400W, khoảng cách từ bóng đèn đến mặt phim là 50cm thì thời gian chụp chỉ khoảng 40 – 50 giây là được. nếu chiếu đèn lâu quá thì không tốt chỗ hình in từ máy Laser không đạt được độ đen tuyệt đối nên có một lượng nhỏ ánh sáng xuyên qua sẽ làm chết phần mực ngoài ý muốn.

Bước 4: Rửa mạch (thường khoảng 10 phút)

Ta pha 2 thìa café bột xút Na2CO3 với 1 lít nước là được dung dịch cần dùng. Dùng cốc múc dung dịch dội lên mặt board đồng có phủ mực, những phần được chiếu sáng thì dư lại, phần không được chiếu sáng sẽ bị xút hòa tan, khi đó đường mạch từ từ sẽ hiện ra. Lưu ý rằng nếu rửa trong xút lâu quá thì cũng có thể sẽ làm bong đường mạch. Tiếp đó ta dùng tay (có đeo bao tay) hoặc rẻ mềm lau nhẹ lên bề mặt board đồng cho sạch hẳn lớp mực thừa còn sót lại, lúc này sẽ thấy đường mạch rất sắc nét.

mực cảm quang làm mạch in thủ công

Bước 5: Ăn mòn (thường khoảng 15 phút)

Ăn mòn board đồng trong dung dịch FeCl3.

Bước 6: Khoan lỗ (thời gian tùy số lượng lỗ)

Đây là công đoạn cuối cùng về mặt kỹ thuật, có thể sử dụng máy khoan tay nhưng tốt nhất là sử dụng máy khoan bàn lỗ khoan sẽ đẹp và chính xác hơn. Để làm sạch mực cảm quang trên các đường mạch ta có thể dùng bột xà phòng và giẻ khô là được, hoặc cũng có thể dùng dung dịch aceton.

Bước 7: Phủ nhựa thông (thông thường khoảng 5 phút)

Rửa sạch mạch, phơi khô rồi quét dung dịch Aceton có hòa tan nhựa thông lên mạch. Kết thúc quá trình!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục sản phẩm

Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay2,721
  • Tháng hiện tại51,794
  • Tổng lượt truy cập18,499,725

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây