TÚI VẢI KHÔNG DỆT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Việc tìm ra các tùy chọn túi vải tốt nhất cho khách hàng thì có rất nhiều thứ để nói về polypropylene ví dụ vải không dệt được tạo ra như thế nào ?, đặc điểm vật lý, khả năng in ấn và đặc tính thân thân thiện với môi trường...và đó chỉ là một số đặc điểm nổi bật của chất liệu polypropylene.
Vậy làm sao chúng ta có thể hiểu được hết tất cả các thuộc tính, củng như kiểu dáng đa dạng của túi vải không dệt. Chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin để mọi người có cái nhìn rõ hơn về túi vải không dệt, thêm vào đó chúng tôi sẽ cung cấp các gợi ý về nguồn gốc, so sánh và làm sao sản phẩm đến tay khách hàng. Và cuối cùng người dùng sẽ có lựa chọn riêng phù hợp với nhu cầu của mình thông qua các thông tin thú vị dưới đây.
Polypropylene là gì ?
Đơn giản chỉ là một dạng khác của nhựa. Nó có mặt trong nhiều dạng khác nhau, cơ bản chỉ là loại polyme từ nhựa nhựa cây linh hoạt. Mặc dù tên hóa học gọi là vải polypropylene, nhưng tên thông thường được gọi là “vải không dệt” đơn giản vì vải không dệt là mảng ứng dụng lớn của loại nhựa này và nó không phải là vải dệt truyền thống.
chất liệu hạt nhựa dùng để sản xuất vải không dệt
Hình 1: Hạt nhựa polypropylen dùng để sản xuất vải không dệt
Làm thế nào vải không dệt được tạo ra ?
Quá trình tạo ra polypropylene được gọi là “quá trình trộn”. Các hạt polypropylene được đưa vào trong máy trộn cùng với nhiều loại màu sắc khác nhau. Sau đó chúng được đưa sang máy cán thông qua một vài hóa chất trơ và xử lý nhiệt. Cuối cùng trở thành những tấm vải không dệt được cuộn tròn để cho ra những cuộn vải thành phẩm.
Máy sản xuất vải không dệt thành cuộn thành phẩm
Hình 2: Dây chuyền sản xuất cuộn vải không dệt
Đo lường trọng lượng - GSM là gì ?
Vải không dệt được đo lường thông qua GSM hay nói cách khác là số gam trên một mét vuông vải. GSM bao gồm trọng lượng và mật độ của vật liệu polypropylen. GSM càng cao thì mật độ và độ chắc chắn, độ bền theo thời gian của vật liệu càng cao.
Hầu hết vải không dệt trong công nghiệp được đo ở mức giữa 70 và 100GSM. Chọn lựa trọng lượng được xác định bởi kích thước và mong muốn của người dùng. Có sự khác nhau rõ ràng giữa hai thông số của vải không dệt mà chúng ta dể dàng thấy được. Điều này rất quan trọng vì mật độ của vật liệu được liên hệ trực tiếp đến chất lượng và độ bền của sản phảm. Thông thường 70 GSM chưa phải là loại tốt, thông số 100GSM là thông số chắc chắn và bền dành cho túi vải không dệt.
Chất lượng nguyên liệu
Trong khi GSM dùng để đo lường mật độ, nó không dùng để đo lường chất lượng của Polypropylene. Thực ra chất lượng của vật liệu được xác định bởi chất lượng và lượng nhựa Polypropylene thô được dùng.
Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn cung cấp cho khách hàng của bạn 3 cái áo thun khác nhau, mổi cái xác định trọng lượng là 6.2 ounce(1 ounce = 28,3495 gam) trên một yard vuông (1 yard = 0,9144m). Trong khi trọng lượng của áo thun được xác định, không có nghĩa là chất lượng của áo thun được xác định theo. Chất lượng vải cotton được dùng có thể khác nhau cho mổi cái áo thun.
Một vài loại áo sơ mi được tạo ra từ cotton và polyester, vài loại vải polypropylene có pha thêm hóa chất. Ví dụ, vài loại vật liệu vải polypropylene có thể chứa tỉ lệ phần trăm calcium carbonate, một loại vật liệu “độn” trơ giúp làm giảm hàm lượng polypropylene. Điều này giúp giảm giá thành nguyên liệu nhưng củng ảnh hưởng đến độ bền và chất lượng của sản phẩm.
Ngoài ra có một vấn đề quan trọng cần xem xét ở đây - kiểu của “máy tạo vải không dệt” dùng để sản xuất vải không dệt chất liệu polypropylene. Máy được dùng cho việc tạo ra vải không dệt, thông thường được sản xuất ở Trung Quốc hoặc ở các quốc gia Châu Âu. Máy cán được sử dụng rộng rãi để sản xuất polypropylene chất lượng cao. Vì vậy hãy đảm bảo yêu cầu của các nhà cung cấp máy cán ép để có sản phẩm vải không dệt đạt chất lượng cao.
Tính đồng nhất về màu sắc
Thêm một đặc tính tốt nữa của polypropylene đó chính là tính nhất quán của màu sắc thông qua bề mặt của của sản phẩm. Đôi lúc nó là vấn đồng nhất về màu sắc được dùng và đôi lúc nó là sự phản ánh mặt phẳng vật liệu được tạo ra.
Những mảng màu tối trên vải có thể xảy ra, tuy nhiên sự khác biệt của những phần tối này không lớn lắm. Tính nhất quán của màu sắc trên vải không dệt là ngang nhau và cung cấp nền màu tốt nhất cho khách hàng. Để cảm nhận tính “ đồng nhất của màu sắc” hãy thực hiện một kiểm tra nhanh bằng cách đưa vải không dệt ra ánh sáng để xem tính đồng nhất của màu sắc, củng như là mật độ trên bề mặt, độ mờ và độ đậm màu nếu có.
Đường may
Bởi vì nhiều mẫu vải được may lại với nhau, hình dáng và mật độ mũi khâu được dùng để tạo ra sản phẩm túi vải không đệt được xem xét rất cẩn thận. Làm thế nào vải được khâu lại với nhau chắc chắn và bền chặt.
Chúng ta có suy nghĩ như sau: Nếu vật liệu vải không dệt là một mảng nhựa lớn, mỗi lần khâu nó lại tạo ra một lổ trên vật liệu. Nếu máy khâu đặt quá nhiều mũi gần nhau thì những gì bạn thấy là đường may sẽ bị đứt gẫy gây mất thẩm mỹ. Như vậy phải có sự cân bằng giữa mũi khâu và GSM(số gram trên một mét vuông vải), khoảng 6 mũi trên 1 inch(1 inch = 2.54cm) . Bất kỳ đường may nào nhiều hay ít củng ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của túi vải không dệt.
In ấn
Việc in ấn trên chất liệu polypropylene đã đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà cung cấp. Hầu hết các nhà cung cấp túi vải không dệt đều sử dụng kỹ thuật “in màn” hay còn gọi là “in lụa”(sreen print) trên các sản phẩm túi vải không dệt. Kỹ thuật này giúp giảm giá thành và tăng tốc độ mà vẫn đãm bảo kết quả tốt.
Tuy nhiên, kỹ thuật in này trên các sản phẩm túi vải yêu cầu phải có kỹ năng tốt và có các kỹ thuật định dạng tốt để đạt được kết quả như mong đợi. kỹ thuật in màn tập trung vào 3 phần chính: độ bao phủ mực in, số lượng màu sắc cần in lên bề mặt, đảm bảo độ khô của mực sau khi in lên bề mặt túi vải.
Kỹ thuật in lụa dùng để in túi vải không dệt
Hình 3: kỹ thuật in lụa dùng để in túi vải không dệt
Để đạt được độ bao phủ tốt nhất trên chất liệu vải không dệt đòi hỏi người in phải có được kỹ năng kinh nghiệm cần thiết. Tất cả bắt đầu với cùng một loại mực in, cùng màng in dùng trên áo thun không giống như trên túi vải không dệt. Sự khác nhau giữa các loại vật liệu (giữa vải dệt và không dệt, đặc và xốp) nên các thành phần mực khác nhau. Vì vậy hãy tìm kiếm một nhà cung ứng có thể đem lại cho bạn loại mực tốt có độ phủ mực tốt nhất, cụ thể là mực trắng trên các màu tối như màu đen, đỏ, màu xanh lá hunter, màu xanh dương roya. Việc lựa chọn nhà cung cấp là việc được đề cập đầu tiên để có nhà cung cấp mực có độ phủ mực cao thay vì phải xem xét màu của chất liệu vải.
Khó khăn tăng lên khi cố gắng in nhiều màu. Bởi vì chất liệu thật sự là nhựa, và giữa các lượt in cho các màu khác nhau cần phải được xấy nhiệt, làm cho vải co lại. Vì vậy không thể có hai túi vải không dệt co lại cùng một kích thước khi xấy nhiệt mực in giữa các màu (việc xấy các màu mực để tránh màn in dính màu mực in), và màu sắc thay đổi đáng kể trên túi vải không dệt củng là một thách thức thực tế , điều này dẫn đến một lượng lớn hư hỏng do việc xấy nhiệt gây biến đổi màu sắc trên mặc in hay xấy nhiệt độ quá cao gây biến dạng mặt in.
Thân thiện môi trường
Phần lớn những lời giới thiệu, kêu gọi thông qua chất liệu polypropylen đó là đặc tính thân thiện môi trường. Nhiều túi vải không dệt kèm theo lời giới thiệu có thể tái chế hay có thể dùng lại vì vậy túi vải không dệt đang loại dần các loại túi nhựa khác, và thông thường được tái chế tại cuối chu trình sử dụng.
Suốt quá trình sản xuất, vài nhà cung cấp yêu cầu sản phẩm thừa trong sản xuất vì các sản phẩm thừa này sẽ được tái sử dụng trong các sản phẩm tiếp theo. Vài nhà cung cấp đã không chọn cách này. Tất chất liệu polypropylene thông thường có khả năng tái chế 100% khi không còn sử dụng. Polypropylene được xếp hạng thứ 5 ở khả năng tái chế trong hiệp hội sản xuất nhựa(SPI).