Kỹ thuật làm khung lưới căng lụa thủ công
Thứ bảy - 06/08/2022 14:42
Chương trình tự học in lụa cùng chuyên gia TOBO tuần này hướng dẫn bạn kỹ thuật in lụa - bằng phương pháp đóng ghim thủ công. Căng khung in lụa một lần 1 khung, một lần nhiều khung. Tư vấn chuẩn bị dụng cụ mua bán vật tư in lụa giá rẻ, đạt chuẩn yêu cầu.
KỸ THUẬT CĂNG LỤA
I. CĂNG LỤA
Trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa của thế kỉ 21 mà còn nhắc tới ĐÓNG KHUNG - CĂNG LỤA thì quả thật thấy hơi quê mùa như thời HAI LÚA.
Chúng ta đâu còn phải vất vả như 25 năm về trước khi đó lụa thì kiếm đỏ con mắt. Khung gỗ phải nhờ thợ mộc đóng, mua sắm dụng cụ căng lụa như máy đóng kim, kim đóng, kìm búa dao,... chỉ cần 15 phút chạy ra chợ tới địa chỉ 67B Trương Định HBT - HN mua ngay 1 Khung lụa ( khung gỗ hay khung nhôm căng sẵn đủ kích cỡ mà lựa chọn lụa Thụy Sĩ hay lụa Nhật, Lụa nào cũng có. Mua về rửa sạch, sấy khô, tráng dung dịch cảm quang ( keo chụp bản ) chờ khô áp film lên chụp rửa hong khô ... là hoàn thành CHẾ BẢN LỤA và sẵn sàng sử dụng.
Mua khung lụa sẵn sàng tiện lợi không tội gì mà phải lục cục kéo căng đóng mệt hợi mà chưa chắc rẻ. Nói gì thì nói biết IN LỤA chẳng nhẽ không biết Căng LỤA thì hơi kỳ cục quá phải không các bạn ?
Để nói về CĂNG KHUNG IN LỤA thì xem hướng dẫn sau đây:
Khi đã có khung gỗ đóng đúng quy cách có lụa đúng tính năng và chúng ta bắt đầu CĂNG LỤA.
- Phương pháp 1: Căng lụa bằng TAY
- Phương pháp 2: Căng lụa bằng MÁY
Cả 2 phương pháp căng lụa bằng tay hay căng lụa bằng máy đều áp dụng 1 trong 3 cách:
1. Căng lụa DÍNH bằng đóng kim AGraphes
2. Căng lụa DÍNH bằng keo dán
3. Căng lụa DÍNH bằng chêm nẹp.
II. PHƯƠNG PHÁP CĂNG LỤA BẰNG TAY DÍNH BẰNG CÁCH ĐÓNG KIM AGRAPHES
Căng lụa bằng phương pháp này rất phổ biến ở nước ta vì nó dễ làm, chỉ cần khéo tay, am tường kỹ thuật công thêm chút kinh nghiệm thì chỉ cần 10 phút là căng xong một khung lụa hoàn chỉnh.
Căng 1 khung lụa tốt đúng tiêu chuẩn, cần phái đạt những yêu cầu kỹ thuật với các tính năng như sau:
- Lụa căng thật thẳng và đều.
- Căng sợi lụa ngang cũng như dọc phải song song với 4 thanh khung gỗ.
- Kim Agraphes phải đóng khoảng cách thật đều, có hàng có lối để giữ lụa dính chắc, đều đặn, không bị chỗ trùng chỗ thẳng. Sợi chỉ luôn thẳng hàng, không uốn cong như rắng bò ...( nhìn lụa căng xong phải thấy mát mắt ).
QUY TRÌNH CĂNG LỤA VỚI PHƯƠNG PHÁP CĂNG 1 LẦN 1 KHUNG:
Chuẩn bị:
- Máy đóng kim Agrapheuse
- Kim đóng sách graphes
- Khăn lông, thau nước
- Kìm, búa, kéo, dao lam, tournevis mép mỏng.
- Khung gỗ đúng tiêu chuẩn, kích cỡ thí dụ là 26 x 34 cm
- Lụa đúng tính năng cho nhu cầu in ấn cỡ 28 x 39 cm
THỰC HIỆN:
Bắt đầu thao tác theo thứ tự:
1. Khung gỗ đặt trên bàn rộng hoặc lên nền nhà đã quét lau chùi sạch.
2. Lụa cắt đúng kích cỡ ( 28 x 39 cm hoặc lớn hơn chút ) để khi căng lụa chùm ra ngoài mét khung - phần thừa sau này có thể dùng banh xa lam tỉa bớt.
3. Đóng kim Agraphes cho lụa dính tạm thời lên thanh gỗ ở 1 góc của khung.
4. Đóng 4 kim ở góc thứ nhất cho lụa tạm dính vào khung
5. Đóng kim ở góc kế tiếp theo chiều kim đồng hồ. Chú ý đóng tạm thời và lúc kéo lụa sao cho song song với thanh gỗ của khung.
6. ĐÓNG THẬT khoảng giữa 2 góc lụa vừa căng với 6 Kim để găm lưới vào khung.
7. Đóng thêm một hàng kim song song bên ngoài để giúp lụa vừa chắc đồng thời trành bị tưa ra và trông đẹp mắt.
8. Xoa nước lên cho lụa ướt đều. Kéo lụa từ từ thẳng qua một trong 2 mép còn lại, chú ý nhìn sợi lụa sao cho song song với khung phía dưới. Cố định 1 góc đó bằng cách tạm dính.
9. Góc còn lại kéo mạnh chỉnh lụa sao cho song song với các thanh ngang và thanh bên, dùng kim cố định tạm dính.
10. Cầm lụa kéo căng ở khoảng giữa 2 góc sao cho các sợi thấy căng với dung ở dưới thì bắt đầu ghim thật với kim.
11. Lặp lại động tác ở từng khoảng nho sao cho các sợi lụa song song với khung thì ghim lại.
12. Xoa nước lên lụa cho đều rồi đóng đinh THẬT. với khoảng cách 6 mm 1 kim, đều đặn. Đóng thành 2 hàng cho lụa chắc chắn, Như vậy ta đã căng được 2 cạnh của khung.
13. Tiếp tục xoa nước đều lên lụa và căng 2 cạnh còn lại
14. Sau đó cạy và gỡ bỏ toàn bộ kim đính tạm đi lấy dao cắt 1 phần góc trông cho đẹp mắt.
15. Lấy xà bông và khăng chà rửa lên toàn bộ khung lụa cho sạch sau đó đem phơi hoặc sấy khô.
16. Lấy binder quét một lớp lên xung quanh 2 mặt trong ngoài khung lụa để tăng độ bền cho lụa.
- Các loại vật tư in lụa như khung lụa, lưới in lụa, binder làm tăng độ bền của lưới các bạn có thể liên hệ - Công ty Thần Châu địa chỉ tại 18 Tam Trinh - nhà cung cấp lâu năm các mặt hàng nay. Hotline 0976 249 627 gặp chị LOAN giá luôn tốt nhất.
Một vài lưu ý khi căng lụa:
- Lúc keo lụa, căng từ cạnh này sang cạnh kia phải chú ý sợi lụa cần song song với khung gỗ.
- Lực kéo vừa phải và đều tay, không nên quá MẠNH hoặc quá LỎNG khiến lụa căng không đều.
- Có thể đóng kim tạm trước khi đóng kim thật với những người chưa có kinh nghiệm.
QUY TRÌNH CĂNG LỤA VỚI PHƯƠNG PHÁP CĂNG 1 LẦN NHIỀU KHUNG:
Căng 1 lần nhiều khung có lợi hơn ở những mắt sau:
- Ít hao lụa hơn, tiết kiệm.
- Kỹ thuật căng lụa dễ làm nhanh gọn.
- Sản phẩm sau căng đẹp mắt.
Điều kiện để căng lụa một lúc cho nhiều khung cần phải có những tiêu chuẩn sau đây:
- Kích cơ thanh khung gỗ và thiết diện phải bằng nhau. Cần thiết nhất là bề dầy và thiết diện phải cùng cỡ nhau ( bề dầy khung mà không bằng thì không căng lụa được ).
- Chiều dài khung gỗ cũng phải bằng nhau. Dài hay ngắn một chút cũng sẽ căng được nhưng bị hao lụa một cách vô lý.
Chuẩn bị:
Các dụng cụ cần thiết giống hệt CĂNG 1 LẦN 1 KHUNG như máy đóng kim, khăn lông, thau nước lã, xà phòng để rửa lưới, búa, kìm, tô vít ( để cạy ghim tạm )... Chỉ có điểm khác duy nhất là thay vì 1 khung thì có 2 hoặc 3 khung.
- Khung gỗ cần đúng tiêu cùng kích cỡ là 26 x 34 cm tùy nhu cầu cần in ấn.
- Lụa đúng tính năng kỹ thuật in ấn kích cỡ 38 x 38cm trùm qua cả mép 2 khung ( phần này hoàn toàn linh động theo điều kiện thực tế của người dùng.
THỰC HIỆN căng khung in lụa:
1. Để khung lụa chồng lên nhau từ 1 đến 3 mm ( căng nhiều sẽ có kinh nghiệm ) tùy theo lụa giãn ít hay giã nhiều.
2. Bắt đầu ghim lụa tạm vào 2 mép ngoài của 2khung. Tiến hành ghim góc trước sau đó đến đóng kim thật vào viền với 2 hàng kim
3. Cố định tất cả các góc của 2 khung lụa bằng ghim tạm tiến hành căng lụa hoàn chỉnh được được 2 trong 8 cạnh. Khi cố định xung để 2 mép trong của khung chạm nhau khung sẽ có hình chữ V vì lúc đầu ta để khung đè lên nhau từ 1 đến 3 mm. Lụa ngắn hơn tổng chiều rộng của khung nên mới được như vậy.
4. Đè hai đầu ngoài của khung xuống tự nhiên như vậy lụa rất căng và phẳng. Nếu thấy căng phẳng thì mới tiếp hành các công đoạn tiếp theo. Nếu độ căng chưa đủ ta có thể thêm miếng nêm hoặc chèn vào giữa 2 khung lụa đến khi vừa ý thì thôi.
5. Lấy vật nặng đè lên 4 góc của khung lớn để cho lực kéo của LỤA không làm cho khung bị bật lên nữa.
6. Tiến hành đóng kim thật lên các cạnh còn lại của cả 2 khung lụa.
7. Làm tiếp tục với tất cả các cạnh của cả 2 khung sao cho thật chắc chắn.
8 Lấy dao lam rạch ở giữa khe 2 khung tách ra ta sẽ được 2 khung lụa hoàn chỉnh ( lưu ý ở bước này bạn có thể đưa đóng kim mà vẫn tách ra được sau đó tiến hành đóng kim sau như căng lụa 1 lần 1 khung.
LỢI ÍCH CỦA CĂNG LỤA MỘT LẦN NHIỀU KHUNG
- Lợi ích rõ nhất là tiết kiệm lụa và tránh được tiêu hao lụa.
- Độ căng bề mặt lụa chắc chắn tốt hơn căng 1 lần 1 khung
- Nếu chiều dài của khung lụa khác nhau hoặc bề dày không bằng nhau thì có thể chêm. Căng lụa từ 3 khung trở lên cũng tiến hành tương tự với bắt đầu từ 2 mép ngoài cùng.
Để hiểu rõ quy trình căng lụa nhiều khung với phương pháp thủ công bằng tay - bạn có thể liên hệ TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT IN NAM NINH THIÊN BA - Hotline 0976 249 627 gặp chị LOAN để được tư vấn tốt nhất.