Phương pháp căng khung in lụa bằng tay sử dụng chêm nẹp

Thứ bảy - 06/08/2022 14:36
Căng lụa bằng phương pháp này được sử dụng phổ biến và đa số chuyên gia in lụa ở các nước phát triển sử dụng. Riêng ở Việt Nam thì chưa thấy ai sử dụng phương pháp này.
Tại sao vậy ? Nguyên nhân chủ yếu là do đây là phương pháp căng lụa phức tạp, kỹ thuật khó và hao lụa nhiều. Mà Lụa hay lưới in là mạch máu của ngành này, nếu lụa mà bị hao thì coi như đã lãng phí rút ruột nhiều lắm.
QUY TRÌNH CĂNG LỤA BẰNG CHÊM NẸP
Chuẩn bị:
- Máy đóng sách.
- Kim đóng
- Khăng bông thau nước lã
- Kìm búa, dao lam
- Lụa đúng tính năng kỹ thuật cần in ấn
- Khung gỗ trên mặt có khe rãnh
- 4 thanh chêm nẹp vừa khít với các khe rãnh trên thành khung gỗ.
Thực hiện các bước căng lụa
Quy trình căng lụa bằng chêm nẹp cũng giống như các quy trình khác mà chúng ta thường làm. Chỉ khác chút ở cách đóng kim hay dán băng keo tobo thay vào đó là chêm nẹp. Phương pháp này đó hỏi sự khéo léo, khéo tay, kỹ thuật phức tạp và khó làm.
- Bước 1: Lấy lụa cắt ra đúng kích cỡ phủ trùm lên khung gỗ, lụa mỗi cạnh xung quanh dư trừng 2 cm là vừa đủ.
- Bước 2: Điều chỉnh sợi lụa song song với cạnh khung lụa rồi dùng máy đóng kim đóng KIM cố định LƯƠI IN LỤA tạm lên 2 góc kế tiếp nhau của khung lụa.
- Bước 3: Không cần Rị lụa như căng lụa thủ công đóng ghim hay dán keo, mà tiếp tục cố định tạm 4 góc của lụa với khung. Lụa bị trùng cũng không sao. - Sau đó cố định xung quang với khoảng cách thức không cần sát như phương pháp đóng kim.
- Bước 4: Dùng khăng bông nhúng nước xoa đều lên bề mặt lụa ( khi thấm nước lụa sẽ nở ra )
- Bước 5:Lấy 4 cặp chêm nẹp đè lụa vào khe rãnh của 4 thanh khung từ từ đóng nhè nhẹ đều đặn, bắt buộc nẹp phải siết lụa càng đi sâu và khi rãnh thì mặt phẳng lụa càng căng, tháng thêm ra. Nẹp chêm đóng ở mức độ vừa phải nào đó đạt đến độ thì dùng ốc vít bắt cho nệp dính vào khung để khỏi bung LỤA ra.
- Bước 6: Lấy dao lam cắt gọt rọc phần thừa của lụa ra sau đó lấy băng dính dán đè lên 4 cây nẹp ở trên 4 thanh khung để tránh sơn hay mực lọt vào khe rãnh.

Lưu ý:
- Nếu IN MỰC DẦU - thì dán băng keo nước và ngược lại nếu in MỰC NƯỚC thì dán băng keo dầu.
Vậy là xong khâu căng khung in lụa, đem khung đi chà rửa sạch, phơi khô để sẵn sàng làm chế bản in lụa.
Kỹ thuật căng lụa bằng tay đến đây là tạm đủ trên thế giới còn nhiều cách căng lụa khác nhưng chủ yếu là để đạt được mục đích căng được tấm lụa phẳng trên khung. Đường sợi lưới in lụa song song thẳng tắp, lươi in lụa không bị sô lệch trong quá trình in ấn.
Tại Việt Nam đa phần dừng lại ở căng lụa thủ công dạng này. Việc căng lụa bằng máy còn rất hạn chế vì quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Bên cạnh đó việc căng khung chế bản in lụa có thể thuê gia công từ các chuyên gia in lụa, nhà cung cấp vật tư in lụa với giá hợp lý. Nên việc căng khung chụp bản hiện nay rất thuận tiện. Đặc biệt còn có khung in lụa căng sẵn từ những nhà phân phối vật tư in với đủ mọi kích cỡ, giá thành.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại khung in lụa và vật tư ngành in lụa các bạn có thể liên hệ TRUNG TÂM TƯ VẤN VÀ CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT IN NAM NINH THIÊN BA.
Điện thoại 0976 249 627 - Ms LOAN để được giải đáp. Tại đây dạy in lụa trên mọi chất liệu, đa năng, đa dạng, đa hình thể.
Phần bài học sau chúng ta sẽ tìm hiểu KỸ THUẬT CĂNG LỤA BẰNG MÁY - của các chuyên gia in lụa đển từ TOBO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh mục sản phẩm

Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay21
  • Tháng hiện tại142,804
  • Tổng lượt truy cập17,258,471

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây